HS Trường THCS Vân Đồn Q4 thực hành thí nghiệm môn hóa |
Tuy nhiên, phần giải pháp để thực hiện mục tiêu này còn chung chung, chưa nêu được cụ thể là thành phố cần phải làm gì và trong GD-ĐT thì hoạt động gì được xem là dịch vụ…
Trong năm 2005, chi cho giáo dục và đào tạo chiếm 18% tổng chi ngân sách nhà nước và tại TP.HCM, tỷ lệ này lên đến 24%. Những con số này nói lên sự quan tâm rất lớn mà Trung ương và chính quyền TP.HCM đã dành cho giáo dục.
Tuy nhiên, trên thực tế, do nguồn vốn ngân sách không lớn nên tỷ lệ nói trên cũng chưa thật sự đáp ứng được mong muốn của người dân về việc nâng cao chất lượng GD-ĐT. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện khái niệm “xã hội hóa giáo dục” nhằm huy động được mọi nguồn lực trong xã hội chăm lo cho giáo dục.
Dự thảo báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM 5 năm (2006-2010) của Đảng bộ TP.HCM cũng đã đưa ra một mục tiêu đột phá là chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của thành phố theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Dự thảo đã liệt kê 9 lĩnh vực chủ yếu trong khu vực dịch vụ phù hợp với vị trí, vai trò và tiềm năng của thành phố, trong đó có GD-ĐT.
Tuy nhiên, trong phần giải pháp để thực hiện mục tiêu này, các biện pháp đưa ra còn chung chung, chưa nêu được cụ thể là thành phố cần phải làm gì và trong GD-ĐT thì hoạt động gì được xem là dịch vụ… (trích dẫn các giải pháp, biện pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010: “GD-ĐT: Thành phố tiếp tục là trung tâm GD-ĐT hàng đầu của phía Nam. Thành phố quyết tâm cao về hai lãnh vực đào tạo là kỹ thuật và quản lý, tập trung đào tạo nghề, các ngành khoa học kỹ thuật theo nhu cầu đòi hỏi của thị trường để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa.
Đào tạo về quản lý kinh tế để thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang các ngành dịch vụ. Tiếp tục xã hội hóa GD-ĐT hơn nữa. Khuyến khích các trường, cơ sở GD quốc tế thành lập chi nhánh tại thành phố”). Chúng tôi rất đồng tình với quan điểm đột phá này vì từ đây ngành GD sẽ có thêm nguồn động lực mới để gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng cho các hoạt động của mình.
Tuy nhiên, dẫu sao GD-ĐT vẫn là một lãnh vực đặc thù, khác với lãnh vực kinh tế, trong đó đối tượng là con người chứ không phải là hàng hóa hay lợi nhuận, do đó cần phải khẳng định một số quan điểm và phải có những giải pháp hết sức cụ thể.
Vui lòng đợi ...